Cách lắp cần cẩu tháp
Đối với máy móc xây dựng như cần cẩu tháp thì số vụ tai nạn xảy ra ít nhưng có thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Vì vậy đối với thiết bị cẩu tháp người sử dụng cần biết công dụng và cách sử dụng để hạn chế tối đa các tai nạn xảy ra.
Nhiều vụ cần cẩu rơi khiến người đi đường và chính những công nhân đang làm việc tại công trường bị thương vong khiến nhiều người phải suy nghĩ: Những chiếc cần cẩu được lắp ráp như thế nào? Liệu chúng có đủ an toàn không?
Cần trục cẩu tháp thường được gọi là Cẩu tháp là một trong những loại máy nâng có trọng lượng lớn và có bộ phận thân tháp có chiều cao lớn. Nó có công dụng vận chuyển vật liệu xây dựng lên cao, lắp ráp các cấu kiện trong các công trình có độ cao lớn. Có khối lượng công việc lớn, thời gian thi công dài. Cần trục cẩu tháp thường được sử dụng để thi công nhà cao tầng, trụ cầu lớn, công trình thủy điện….Dưới đây là cách lắp cần cẩu tháp tốt nhất và theo quy chuẩn.
Chiều cao tối đa một chiếc cần cẩu xây dựng thông thường có thể đạt tới là 200 m. Chúng được vận chuyển dưới dạng các module tháo rời bằng xe tải, và lắp ráp tại công trình.
Việc đầu tiên các kỹ sư phải làm đó là xây móng thật vững chắc cho cần cẩu, đảm bảo nó không bị lật hoặc bung gốc trong khi vận hành. Như vậy, nếu phần chân đế được thi công đúng cách và cẩn thận thì sẽ giảm thiểu được rất nhiều tỉ lệ tai nạn.
Khung cốt thép trong thực tế
Sau khi cốt thép đã được đan, họ tiến hành đổ bê tông.
Bê tông được phun vào khuôn để tạo móng
Móng cần cẩu tháp bị bật tung do thi công không đạt yêu cầu
Đốt thân đầu tiên của cẩu tháp được đặt vào vị trí bằng xe cẩu.
Các đốt thân được cố định với nhau bằng then.
Từ đốt thứ 2 trở đi, các đốt thân đều được ghép nối tương tự.
Một chiếc lồng nâng (còn gọi là telescope) có kích thước lớn hơn đốt thân được lồng vào thân cẩu tháp. Đây chính là nơi mà “điều kỳ diệu” sẽ xảy ra.
Tiếp theo, cabin và mâm xoay của người điều khiển cẩu tháp được lắp đặt.
Sau đó lần lượt là đỉnh tháp, đuôi tháp cẩu, đối trọng, cần tháp. Đuôi tháp, cần tháp được nối với đỉnh tháp bằng các sợi cáp chịu lực gọi là cương đuôi, cương trước, cương sau. Đối trọng là những khối bê tông đúc có tác dụng giữ cho cần cẩu thăng bằng theo nguyên lý đòn bẩy.
Đỉnh tháp chữ A
Đuôi tháp và cương đuôi
Lắp đặt cần tháp, cương trước và cương sau
Cần cẩu từ đây sẽ tự lắp ráp chính mình.
Cần cẩu tháp tự lắp mình trong thực tế
Đầu bò nhấc các đốt thân lên cao, xe con đưa chúng lại gần lồng nâng.
Một piston thủy lực cố định đầu dưới lồng nâng với thân tháp cẩu, then nối giữa 2 đốt thân được tháo ra. Piston bắt đầu nâng toàn bộ phần trên của tháp cẩu lên cao 3 mét.
Lúc này giữa thân trên và thân dưới của cần cẩu tháp có một khoảng trống đủ để lắp 1 đốt thân.
Đốt thân mới được đóng then cố định. Lồng nâng tiếp tục nâng thân trên của cần cẩu tháp lên, các đốt thân tiếp theo được lắp tương tự.
Công đoạn lắp then rất quan trọng và phải được thực hiện thường xuyên
Đến với dịch vụ cho thuê cần cẩu tháp của thietbixaydunghogia.com.vn chúng tôi và lựa chọn thiết bị tốt nhất cho công trình của bạn.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Địa chỉ :Tâng 8, Tòa nhà Sannam, Số 78 Duy Tân, P.Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy, TP.Hà Nội
Điện thoại :0430795909
Fax: 0437959911
Email :hotai.dn@gmail.com
Website :thietbixaydunghogia.com.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét